Tuyên truyền phòng, tránh tai nạn, thương tích trẻ em tại nhà

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu; theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn thế giới có 900.000 ca trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ em tử vong mỗi ngày, mỗi giờ có hơn 100 trẻ em tử vong. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 600 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như: tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng... và mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát, đau thương vì sự ra đi của con em họ do tai nạn, thương tích. Tai nạn thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật cho trẻ em và có thể kéo dài hết cuộc đời.

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp nghỉ hè, tai nạn thương tích ở trẻ lại gia tăng. Bên cạnh tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông; một số loại tai nạn, thương tích  thường có nguy cơ xảy ra tại nhà đối với trẻ em trong dịp hè như: bỏng, cháy/ điện giật/ bị đứt chân tay do tiếp xúc với các vật sắc nọn/ngạt, thở, hóc, nghẹn do nuốt phải dị vật như hòn bi/ leo trèo lên cao và bị ngã/ súc vật cắn/ ngộ độc các loại...

* Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tai nạn, thương tích:

Tai nạn thương tích thường xảy ra bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh mầm non.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tai nạn, thương tích nhưng nhìn chung có hai dạng cơ bản là nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ chính bản thân trẻ em) và nguyên nhân khách quan (môi trường sống xung quanh, sự bất cẩn chủ quan lo là của người lớn), cụ thể:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường sống xung quanh trẻ thiếu an toàn: Một số gia đình để trẻ tiếp xúc với hệ thống điện và khu vực bếp thiếu an toàn dẫn đến trẻ em bị tai nạn, thương tích. Thiếu các điểm vui chơi dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn theo quy định...

+ Đối với người lớn: Do sự bất cẩn của người lớn, để trẻ em ở nhà một mình, không có sự giám sát của người lớn; chưa thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ tại khu vực bếp, khu vực xung quanh nhà...

- Nguyên nhân chủ quan: Trẻ em lứa tuổi này thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm, muốn khám phá những điều mới lạ; chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh tai nạn, thương tích.

* Hậu quả của tai nạn, thương tích trẻ em:

Tai nạn, thương tích để lại hậu quả đau lòng, ảnh hưởng đến cả tinh thần và sức khỏe của trẻ và gia đình, đặc biệt còn nguy hiểm đến tính mạng nhất là các tai nạn như điện giật, hóc dị vật, bỏng nặng... nếu như không được xử lý, cứu chữa kịp thời.

* Cách phòng, tránh tia nạn, thương tích trẻ em:

Ngôi nhà, nơi trẻ sinh sống có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ nếu không được kiểm soát tốt. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích, các gia đình cần:

- Thường xuyên quan tâm, giám sát chặt chẽ con, em mình; không để trẻ chơi một mình, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.

- Trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ còn nhỏ.

- Bố trí sắp xếp các đồ vật trong gọn gàng, ngăn nắp; trong đó: chú ý tới các vật dụng trong gia đình như dao, kéo, vật nhọn, phích nước... phải để những nơi an toàn; để xa tầm với của trẻ đồ vật nóng như phích nước, nồi chứa thức ăn nóng...; chú ý tới hệ thống điện, các vật sắc nhọn (dao, kéo...), các hạt, đồ chơi nhỏ (đối với trẻ dưới 5 tuổi), các vật dụng hay nơi chứa nước (xô, thùng, bể, giếng nước...), các loại hóa chất gia dụng và thuốc uống.

- Thường xuyên nhắc nhở, dặn dò trẻ nhỏ không được chơi những trò chơi nguy hiểm, leo trèo bờ tường, cây cao...

- Khi trẻ bị tai nạn thương tích cần xử lý kịp thời tại chỗ hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

- Thực hiện nghiêm Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2011 của Bộ Lao động - TB&XH về ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; trong đó: Đảm bảo an toàn xung quanh ngôi nhà; đảm bảo an toàn các phòng trong ngôi nhà; đảm bảo an toàn về điện; đảm bảo an toàn cầu thang và lan can; Đảm bảo an toàn các đồ dùng gia đình...

CTV: Ong Thị Tuyết

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Liên kết Liên kết

Video Giới thiệu Video Giới thiệu

Không tìm thấy video nào

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,493
Tổng số trong ngày: 4,637
Tổng số trong tuần: 12,687
Tổng số trong tháng: 106,688
Tổng số trong năm: 704,140
Tổng số truy cập: 18,086,959